Trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều biến động, bất động sản đang được xem như kênh trú ẩn tương đối an toàn dành cho các nhà đầu tư. Trong đó, vùng ven vẫn được nhiều người đặt niềm tin nhờ những ưu thế nổi trội.

Đất nền vùng ven vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư

 

Dòng tiền chuyển hướng

Trong vài phiên giao dịch gần đây, mặc dù thị trường chứng khoán đỡ ảm đạm so với trước nhưng thanh khoản vẫn còn khá thấp, giá trị khớp lệnh chỉ đạt được vài trăm tỉ đồng. Hơn nữa, việc khối ngoại liên tục rút vốn đã khiến nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn.

Ở thị trường ngoại tệ, “cơn bão” tỷ giá cũng đang khiến nhà đầu tư khổ sở kiểm soát rủi ro khi tham gia thị trường. Đã có lúc tỷ giá VND/USD tăng lên mức kỷ lục: 22.638 đồng/1 USD, buộc Ngân hàng Nhà nước phải ra tay can thiệp để giữ sự ổn định.

Trong khi đó, thị trường vàng trước đây vốn dĩ chịu chi phối rất lớn trước sự biến động của thị trường thế giới và giá đô la Mỹ tăng cao nhưng nay lại tỏ ra im ắng. Hiện giá vàng vẫn trụ vững quanh vùng 36,8 triệu đồng/lượng và dự báo không có nhiều biến động.

Với tiền gửi tiết kiệm, các nhà đầu tư cũng không còn mấy mặn mà một phần do lãi suất của các ngân hàng khá thấp, chỉ từ 4,5-5%/năm đối với kỳ gửi ngắn hạn và từ 6,5 – 7%/năm nếu gửi dài hạn.
Như vậy, nhìn nhận tổng thể thì bất động sản vẫn đang là một trong những lựa chọn an toàn và khả năng sinh lời tốt dành cho các nhà đầu tư. Đặc biệt, về dài hạn, một đất nước với 100 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ, mặt bằng thu nhập đang ngày một nâng cao, tốc độ đô thị hóa nhanh…như Việt Nam là những yếu tố giúp bất động sản tiếp tục được đánh giá cao về triển vọng. Bằng chứng là gần đây các nhà đầu tư nước ngoài vẫn ồ ạt đổ vốn vào bất động sản Việt Nam, giúp lĩnh vực này luôn nằm trong nhóm đầu về thu hút vốn FDI.
Cơ hội nằm ở đâu?
Với sự phát triển của hệ thống hạ tầng, thời gian vừa qua, thị trường bất động sản ở các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM đã có những bước phát triển rất nhanh. Tại khu vực phía Nam, các tỉnh giáp ranh TPHCM như Đồng Nai, Bình Dương thị trường cũng diễn biến hết sức sôi động, cả mặt bằng giá và tính thanh khoản đều tăng cao.
Biên Hòa có tiềm năng phát triển rất lớn nhờ hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn thiện

 

Nguyên nhân bên cạnh sự phát triển của mạng lưới giao thông giúp cải thiện khả năng kết nối, mặt bằng giá bất động sản vùng ven cũng còn thấp hơn nhiều so với TPHCM, kéo theo các nhà đầu tư tìm đến nắm bắt cơ hội. Trong đó, theo báo cáo nghiên cứu thị trường quí 2 vừa được Công ty DKRA Vietnam công bố, phân khúc đất nền được dự báo vẫn sẽ là kênh đầu tư được chọn lựa hàng đầu trong sáu tháng cuối năm  2018.

Trên thực tế, gần đây, tuy có chững lại nhưng phân khúc đất nền vùng ven vẫn đạt mức tăng trưởng khá tốt. Một số khu vực như thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương), thành phố Biên Hòa (Đồng Nai)…mức giá đất nền đã tăng 30-50% so với hồi đầu năm 2018 nhưng dự án mới không có nhiều. Các dự án căn hộ cũng xuất hiện ngày càng nhiều ở các khu vực này để đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương lẫn hàng chục ngàn công nhân nhập cư. Có thể kể đến như Samsora Riverside hay Topaz Twins…tại Biên Hòa hay Phú Đông Premier, Marina Riverside, Roxana Plaza…tại Bình Dương.

Đặc biệt, thành phố Biên Hòa được giới kinh doanh bất động sản đánh giá đang hội tụ nhiều điều kiện giúp bất động sản bùng nổ trong thời gian tới, nhất là phân khúc đất nền. Theo ông Tôn Thất Khiêm, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Địa ốc Kim Oanh, so với các khu vực vùng ven khác, Biên Hòa nắm giữ một lợi thế lớn khi nằm ngay cửa ngõ phía Đông, là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đồng thời kết nối xuyên suốt với miền Trung, miền Bắc. Đặc biệt, Biên Hòa đang tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, thu hút vốn đầu tư FDI ở mức cao và tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh.

Việc xây dựng sân bay quốc tế Long Thành cũng đang mở ra cơ hội lớn cho thị trường bất động sản Biên Hòa
“Gần đây, nhiều tập đoàn lớn như Lotte, Auchan, Amata, Berjaya, Shing Mark… liên tiếp rót vốn đầu tư dự án tại Biên Hòa. Những công trình nhà cao tầng, khách sạn, bệnh viện, trung tâm thương mại… đua nhau mọc lên làm thay đổi diện mạo đô thị và giúp bất động sản Biên Hòa tăng giá mạnh. Ngoài ra, việc xây dựng sân bay quốc tế Long Thành cũng giúp Biên Hòa trực tiếp hưởng lợi khi mở ra hướng phát triển về phía Nam và phía Đông kết nối với TPHCM”, ông Khiêm nhận định.

Hiện nay, chính quyền tỉnh Đồng Nai và thành phố Biên Hòa đang tập trung cải thiện hệ thống hạ tầng, đồng thời xúc tiến xây dựng trung tâm hành chính mới… sau khi lên đô thị loại I vào năm 2016. Trong đó, các khu vực nằm ven sông Đồng Nai giáp ranh TPHCM được đánh giá có nhiều lợi thế để hình thành các đô thị sinh thái kết hợp thương mại, dịch vụ nhằm “chia lửa” với TPHCM. Trong bối cảnh quỹ đất TPHCM ngày càng khan hiếm, điều này sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho thị trường bất động sản Biên Hòa và một số khu vực như Long Thành, Nhơn Trạch. Với ưu thế nổi bật, có thể dự báo giá đất những nơi này sẽ nhanh chóng tiệm cận với quận 9, Thủ Đức của TPHCM một khi hệ thống hạ tầng phát triển hoàn chỉnh.

Theo: baodongnai.com.vn