TẠI SAO BÌNH PHƯỚC LÀ CỰC TĂNG TRƯỞNG MỚI CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ?
Tại sao các chuyên gia lại gọi Bình Phước là một cực tăng trưởng mới của vùng Đông Nam Bộ? Hãy cùng Thế Giới Đất Việt giải đáp thắc mắc trên nhé!
Xét về mặt vị trí địa lý.
Bình Phước thuộc khu vực Đông Nam Bộ – vùng kinh tế trọng điểm, năng động và phát triển phía Nam, có vị trí địa lý chiến lược, có các tuyến giao thông kết nối thuận lợi và giữ vai trò quan trọng; là cửa ngõ kết nối, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên và Campuchia – Lào – Thái Lan. Với vị trí địa lý, đặc điểm về tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương đã tạo nên nguồn tài nguyên du lịch tương đối đa dạng, phong phú cho tỉnh.
Nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, từng bước xây dựng và khẳng định thương hiệu du lịch Bình Phước, ngày 25-11-2022, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Bình Phước là nơi kết nối giữa Tây Nguyên với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, có tuyến biên giới giáp Campuchia dài 258,939km, có 1 cửa khẩu quốc tế (Hoa Lư), 2 cửa khẩu quốc gia (Hoàng Diệu, Lộc Thịnh). Tỉnh đã có những điều kiện và cơ hội phát triển rõ ràng hơn, từ địa phương chỉ ở vị trí dự trữ phát triển, Bình Phước đã trở thành động lực phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Bộ trong những năm tới.
Xét về mặt cảnh quan thiên nhiên
So với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ thì du lịch Bình Phước đang sở hữu những lợi thế về tài nguyên du lịch: có diện tích đất đai rộng lớn, màu mỡ rất thích hợp cho các loại cây ăn trái (có dư địa cho việc kêu gọi những dự án quy mô lớn), có hệ thống rừng nguyên sinh và hệ thống danh lam thắng cảnh tương đối dồi dào (có phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, mang những nét đặc thù riêng thuận lợi trong việc định hình các sản phẩm du lịch tự nhiên). Bình Phước là thủ phủ cây điều và cao su của cả nước (phù hợp cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch trải nghiệm gắn với hoạt động sản xuất và chăm sóc 2 loại cây này).
Bên cạnh đó, Bình Phước có hệ thống di tích lịch sử cách mạng, trong đó một số đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt, có hệ thống di chỉ khảo cổ thành đất hình tròn là nơi sinh sống của người Việt cổ. Tỉnh là nơi hội tụ sinh sống của 41 dân tộc, có những nét văn hóa đặc sắc riêng, góp phần hình thành các sản phẩm du lịch trải nghiệm, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa.
Xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Theo Báo cáo kết quả kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Bình Phước cho biết:Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 6 tháng đầu năm của tỉnh ước tăng 7,76% so với cùng kỳ năm 2023, đứng thứ 2 vùng Đông Nam Bộ và đứng thứ 18 so với cả nước.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ước thực hiện 6 tháng đầu năm là 5.355 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ.
Tổng chi ngân sách ước thực hiện 6 tháng đầu năm là 7.893 tỷ đồng, đạt 56% dự toán Bộ Tài chính giao, tăng 11% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước thực hiện 6 tháng đầu năm là 16.376 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ. Công tác phát triển doanh nghiệp và phát triển hợp tác xã được quan tâm, có nhiều khởi sắc.
Xét về Hạ tầng giao thông.
Đối với lĩnh vực giao thông, đến nay, cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước đã được HĐND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 13-5-2024; cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư ngày 28/6/2024.
Từ năm 2020 đến nay, tỉnh đã thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT 741 đoạn từ Đồng Xoài đi Phước Long và dự án BOT ĐT 741 đoạn Bàu Trư – Đồng Xoài. Đây là tuyến đường nối Bình Phước với Bình Dương và một số tỉnh vùng Nam Tây Nguyên (quốc lộ 14 cũ). Theo đó, mở rộng nền đường từ 19m lên 33m để có mặt đường rộng 26m, vỉa hè mỗi bên 3,5m.
Cũng từ năm 2020, tỉnh Bình Phước đã đầu tư khoảng 965 tỷ đồng để nâng cấp, mở rộng khoảng 50km quốc lộ 13 từ Chơn Thành (giáp tỉnh Bình Dương) đến Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư với Campuchia với mặt đường rộng đến 65m, dự kiến hoàn thành năm 2025.
Cuối tháng 11-2023, Chính phủ cũng đã đồng ý theo đề xuất của địa phương cho phép UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu thực hiện dự án xây dựng đoạn cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) – Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước dài 7km, tổng vốn đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng bằng nguồn vốn đầu tư công, dự kiến khởi công trong năm 2024.
Theo đó, cao tốc có chiều dài gần 130km, kết nối với cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đến thành phố Gia Nghĩa, thủ phủ tỉnh Đắk Nông. Giai đoạn 1, sẽ được đầu tư xây dựng đường cao tốc, quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 24,75m (riêng đoạn qua thành phố Đồng Xoài, thủ phủ tỉnh Bình Phước, có nền đường rộng 25,5m), tốc độ thiết kế từ 100 – 120km/h tùy theo đoạn địa hình.
Qua tất cả những thông tin trên đủ để cho thấy Bình Phước đang là cực tăng trưởng mới của vùng Đông Nam Bộ.